THE HOUSE OF BREEZE

Trong quá trình Schematic Design ,team thiết kế chọn ra 2 phương án phù hợp để tiến hành các giai đoạn tiếp theo:

1. Pressure Wall

THE HOUSE OF BREEZE 1THE HOUSE OF BREEZE 2

Hướng gió chính chủ yếu đến từ phía sau nhà (Đông Nam và Tây Nam), cả 2 phương án đều sử dụng bẫy gió phía sau nhà

2. Pressure on the surface (+1,100mm from the finish floor)

Option 1

THE HOUSE OF BREEZE 3 THE HOUSE OF BREEZE 4

Option 2

THE HOUSE OF BREEZE 5 THE HOUSE OF BREEZE 6

Option 1 có sự chênh lệch áp suất trong nhà lớn hơn Option 2, điều này có lợi cho việc lưu thông không khí. Tuy nhiên sự chênh lệch này đến từ việc có nhiều vật cản (hình khối sole) nên thực tế khả năng không khí di chuyển không đồng đều về tốc độ và sự phân bố. Cụ thể ở Option 1 , không khí bên trong phòng bị tách biệt so với phần còn lại của ngôi nhà ở tầng 2 (phần màu trắng)

3. Air velocity

THE HOUSE OF BREEZE 7 THE HOUSE OF BREEZE 8

THE HOUSE OF BREEZE 9 THE HOUSE OF BREEZE 10

Ở Option 1, tốc độ gió cực đại trong nhà rất lớn, có thể đạt mức 3,0m/s, trong khi nhiều vị trí lại không có gió, từ đó cho thấy sự chênh lệch tốc độ lớn giữa các không gian trong nhà với nhau và giữa không gian trong nhà với bên ngoài. (Đây là kết quả của sự chênh lệch áp suất gây ra bởi hình khối).

So với Option 1, Option 2 có sự khác biệt đáng kể. Tốc độ gió trung bình được kiểm soát ở mức 0,5m/s (mức tiện nghi) , trong khi Op1 tốc độ gió trung bình là 1,0m/s , vượt mức chấp nhận.Sự hiệu quả của phương án 2 còn thể hiện ở mức độ phân bố gió đồng đều và hướng lưu thông xuyên suốt công trình.

4. Velocity and direction in plan

THE HOUSE OF BREEZE 11 THE HOUSE OF BREEZE 12

THE HOUSE OF BREEZE 13 THE HOUSE OF BREEZE 14

Phần này thể hiện cụ thể về đường dòng và hướng di chuyển của không khí trong mặt phẳng 2D.Các hình ảnh này bổ sung cho phân tích áp suất và tốc độ gió ở 2 phần trước.Sự đồng đều và tốc độ tiện nghi được thể hiện rõ hơn trong phương án 2

5. Velocity and direction in section

THE HOUSE OF BREEZE 15 THE HOUSE OF BREEZE 16

Bằng cách sử dụng mặt cắt, sự lưu thông của không khí được thể hiện đầy đủ dưới dạng 3 chiều , cho thấy sự tác động của từng sự thay đổi chi tiết đến hiệu quả chung của toàn bộ phương án. Phương án 1 không khai thác tối đa lợi ích của các khoảng so le dựa trên bố cục hình khối,điều tương tự diễn ra theo phương đứng của ngôi nhà và được chứng minh rõ ràng khi không khí chỉ chuyển động trong từng không gian riêng lẻ. Ở phương án 2, việc sử dụng biên dạng mái -giếng trời và kết hợp giải pháp thông gió theo phương đứng tại các miếng giiếng với phương ngang  các lỗ mở tạo điều kiện cho không khí bên trong thoát ra ngoài và không gây xung đột với dòng gió từ bên ngoài thổi vào công trình.

Cả 2 phương án đều được tinh chỉnh qua từng giai đoạn đánh giá (từ hình khối , bố cục đến bố trí chi tiết các vách tường, các vị trí lỗ mở, biên dạng mái…), nhưng đến cuối cùng, phương án 2 thể hiện ưu điểm vượt trội mà phương án 1 (do giới hạn về hình khối) không thể khắc phục được. Tốc độ gió duy trì 0,5m/s, lưu thông xuyên suốt trong toàn nhà, lượng nhiệt và ánh sáng được kiểm soát, cùng với các giải pháp về vật liệu, cây xanh của phương án 2 đã mang lại 1 ngôi nhà đúng như tên gọi “House of Breath”

THE HOUSE OF BREEZE 17